Cập nhật :01-01-1970 08:00
Xử lý bệnh nhân bị đột quỵ do bị nắng nóng
Thời tiết nắng nóng khiến cho bạn rất dễ bị đột quỵ. Nếu như gặp bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết nắng nóng mà không xử lý kịp thời sẽ rất dễ bị hôn mê và tử vong chỉ trong vài phút.
Trời càng ngày càng nắng nóng, khi gặp bệnh nhân đột quỵ thì người gặp cần phải có cách xử lý nhanh chóng, đúng cách vì nếu không người bệnh sẽ bị hôn mê nhanh chóng chỉ trong vài phút, thậm chí là tử vong do thân nhiệt quá cao. Nguyên nhân là do cơ thể dễ bị suy tim, suy thận và tổn thương não.
Lúc này, khi bệnh nhân đang có những biểu hiện của đột quỵ, cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát. Sau đó, bạn cần phải cởi bỏ bớt hoặc nới rộng, quạt thông hơi và lau mát. Do đang bị bất tỉnh nên những người cấp cứu xung quanh không nên cho người bệnh uống nước vì có thể sẽ bị sặc nước vào phổi, sẽ càng nguy hiểm.
Sau khi đã sơ cứu, bạn hãy dùng mọi phương tiện sẵn có để nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị. Đối với những người này không nên dùng bất kì loại thuốc tây y nào, kể cả an cung ngưu hoàng hoàn.
Đối với trường hợp bệnh nhân đã bị ngừng tim ( có thể bắt mạch hoặc sờ mà không thấy tim đập), trước khi đưa đi hô hấp, cần phải làm hô hấp nhân tạo, hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
- Hà hơi, thổi ngạt: bạn hãy đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hoặc khăn vải rồi móc sạch đờm dãi. Sau đó, bạn có thể đặt một khăn mùi soa hoặc miếng gạt qua miệng nạn nhân. Bịt mũi nạn nhân rồi thổi trực tiếp bằng cách dùng hai ngón tay bịt lỗ mũi.
- Hô hấp bằng cách ép tim ngoài lồng ngực: ép 2 tay chồng lên nhau ngoài tim. Mỗi 1 phút cần ép khoảng 100 lần. Đối với những người thổi ngạt cấp cứu cần ép khoảng 10-15 nhịp rồi thổi ngạt từ 2-3 hơi. Phải thực hiện kiên trì cho đến khi nhịp tim đập và thở trở lại. Sau đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh đột quỵ tại đây: /tin-tuc/tin-tuc-ve-benh-tai-bien