Cập nhật :01-01-1970 08:00
Cao huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp vượt quá mức bình thường dễ dẫn đến những biến chứng như nhồi máu não, tai biến mạch máu não. Vậy nếu bị cao huyết áp phải làm sao đây?
Tùy từng thể trạng mà bệnh nhân bị cao huyết áp có những biểu hiện lâm sàng và biến chứng khác nhau như nếu bị cao huyết áp nhẹ sẽ có các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, ù tai hoa mắt, mất ngủ mức độ nhẹ... Nếu bệnh nhân bị cao huyết áp nặng sẽ gây đau đầu dữ dội, đau vùng tim, thị lực giảm sút; người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, thậm chí có thể nôn hoặc buồn nôn, hốt hoảng...
Người bị cao huyết áp cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên
Khi bị cao huyết áp, đặc biệt là bệnh nhân bị cao huyết áp tại nhà thì điều cần thiết nhất là nên để bệnh nhân bị cao huyết áp nằm nghỉ trong khoảng 15 phút, sau đó dùng huyết áp kế đo lại huyết áp. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị cao huyết áp thì người nhà bệnh nhân cũng đừng nên quá lo lắng mà hỏi han, cần để bệnh nhân tĩnh dưỡng và không được hoạt động gắng sức.
Không ăn đường khi bị cao huyết áp
Bệnh nhân bị cao huyết áp, nếu đang trong cơn nguy hiểm, đặc biệt cần tránh ăn đường như trà đường, nước đường khi lên cơn cao huyết áp, vì lúc này đường có thể khiến huyết cao hơn, sẽ có hại nếu bệnh nhân có kèm bệnh lý khác như tiểu đường. Nếu đã cho bệnh nhân thực hiện các biện pháp nghỉ ngơi mà huyết áp không hạ sau nghỉ ngơi thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Ngoài ra nếu bị cao huyết áp, bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp mà khỏi rất hiếm, vì vậy cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng. Phần lớn bệnh nhân phải dùng tây dược suốt đời.