Cập nhật :01-01-1970 08:00
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý trong đông y, có đặc tính sinh trưởng và môi trường sinh sống vô cùng khác biệt. Rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu về những điểm khác biệt đến kỳ diệu của đông trùng hạ thảo. Bài viết này xin giới thiệu quá trình hình thành từ nấm đến côn trùng của đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo mang bản chất là dạng nấm ký sinh thuộc loại nấm ọphiocordyceps sinensis của nhóm nấm Ascomycetes. Loại nấm này thường xuất hiện trên cơ thể ấu trùng của nhóm bướm trong chi thitarodes ( trước đây thuộc chi hepialus).
Loại nấm này phát trưởng trong môi trường rất đặc biệt, công dụng của đông trùng hạ thảo có giá trị dinh dưỡng và thành phần hóa học của nó cũng phong phú và đa dạng bao gồm nhiều thành phần hóa học khác nhau, trong đó có những chất có khả năng hỗ trợ làm giảm các biến chứng và sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật rất hiệu quả.
Môi trường sinh sống của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chỉ sống tại các cao nguyên, điển hình là cao nguyên Tây Tạng với điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình vô cùng khác biệt, vào ban ngày nhiệt độ cao, nắng nóng, gió khô, hanh nhưng ban đêm lại lạnh giá, nhiệt độ xuống âm, được bao bọc bởi sương mù. Tuy nhiên, tại đây cũng có những mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất rất giàu dưỡng chất nuôi dưỡng đất đai, tại những vị trí cao gần 7000m vẫn có những dãy núi tuyết vĩnh cửu quanh năm. Cùng một cao nguyên lại phân tầng nhiều khí hậu, địa hình khác nhau. Chính sự khác biệt này lại tạo nên những điểm riêng biệt cho đông trùng hạ thảo Tây Tạng, mùa đông là những con côn trùng nằm sâu dưới lòng đất ẩm mùa hè lại là cây vươn lên khỏi mặt đất.
Quá trình hình thành từ nấm đến côn trùng của đông trùng hạ thảo
Quá trình tìm kiếm đông trùng hạ thảo Tây Tạng
1. Đông trùng hạ thảo ban đầu chỉ là một loại nấm sống cộng sinh trên thân con sâu non. Vào mùa xuân khi gió bắt đầu nổi lên không biết bằng cách nào có thể là cộng sinh trên thân sâu do gió thổi hoặc do sâu non ăn phải nấm nên nấm sống cộng sinh trên mình của sâu non.
2. Vào mùa đông thì cả nấm và sâu non đầu ẩn sâu dưới lòng đất, nấm sống trên sâu non nên dần dần hút cạn tinh khí của sâu non, khiến sâu chết dần chết mòn.
3. Đến mùa hè, từ đầu của con sâu non sẽ mọc lên 1 mầm cây đó chính là nấm ký sinh ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng khi này đã chết đi, nấm tiếp tục phát triển nhờ hấp thu được chất đinh ưỡng từ sâu non nên vươn lên khỏi mặt đất, trông giống như hình dàng của ngon cỏ.
4. Chu trình này cứ lắp đi lặp lại. Tuy nhiên, vì là chu trình tự nhiên nên rất khó phát triển và nhân giống được đông trùng hạ thảo. Tại một số nước trong đó có Việt Nam cũng nhân giống được đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm tuy nhiên chỉ là nấm kí sinh được nuôi trên vật chủ là nhộng tằm (Việt Nam) cho nên còn được gọi là nấm đông trùng hạ thảo Việt Nam
Quá trình biến đổi kì diệu này từ một con ấu trùng thành nấm chỉ xảy ra trên những cao nguyên khắc nghiệt với độ cao từ 5000m trở lên. Đặc biệt, loại nấm này phải “ ẩn náu” dưới đất ít nhất 5 năm mới có thể phát triển thành cây và trồi lên khỏi mặt đất.
Tìm hiểu thêm về Tác dụng của đông trùng hạ thảo Trung Quốc