Cập nhật :15-08-2018 22:35
Đột quỵ khi trời nóng là triệu chứng rất nguy hiểm, nhiều biến chứng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong rất nhanh. Vì vậy phòng ngừa đột quỵ vẫn là phương pháp an toàn nhất với những người có nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu của đột quỵ do nắng nóng
Vào mùa hè, khi nhiệt độ nóng từ 37 độ, trời oi bực, không khí oi nồng là điều kiện dễ nhất gây ra đột quỵ, người bị đột quỵ có thể bị khi đang đi ngoài trời nắng nóng, làm việc dưới trời nóng hoặc từ phòng lạnh ra trời nắng.... cũng có thể đột quỵ, ngất xỉu ngạy tại chỗ.
Triệu chứng thường thấy là:
- Ngất xủi, bất tỉnh ngay tại chỗ
- Có thể co giật chân tay, co giật toàn thân
- Thay đổi hành vi, mất phương hướng, nhận thức
- Thở ngắn, thở nhanh
- Nhịp tim nhanh
- Buồn nôn, nôn
- Chuột rút, tê người
- Da đỏ nóng, khô
- Không có mồ hôi, cơ thể nóng ran
- Chân tay lạnh
- Choáng váng, chóng mặt
- Đau đầu
Cách sơ cứu khi bị đột quỵ do nắng nóng
Phát hiện người có dấu hiệu của đột quỵ do nắng nóng nhanh chóng gọi cấp cứu, trong thời gian đợi xe cấp cứu tới thực hiện các phương pháp sơ cứu tại chỗ như:
- Dùng khăn ướt lau mặt, người cho nạn nhân, dùng quạt với số nhẹ đễ bệnh nhân dễ thở, nới rộng quần áo chật, cởi bỏ mũ, khẩu trang, kính, nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi râm mát, có nhiều không khí để thở.
- Tiếp tục chườm khăn lạnh, chườm đá vào các vùng bẹn, nách, cổ bởi đây là những vùng có nhiều mạch máu gần với da nhất, khi làm mát chúng có thể làm giảm nhiệt độ của cơ thể.
- Nếu triệu chứng không đỡ có thể cho nàn nhân vào bồn nước mát để xả nước giúp bệnh nhân tỉnh táo, tuyệt đối không dùng các loại dầu gió, dầu nóng, dầu đánh cảm.
Đối tượng dễ bị đột quỵ khi nắng nóng
Những đối tượng sau đây rất dễ bị đột quỵ khi nắng nóng: Người già, người mắc bệnh tim, phổi, thận, tiểu đường, huyết áp, người uống ít nước, người uống nhiều rượu, những người phải làm việc ngoài trời.... đặc biệt trẻ nhỏ khi đi nắng cũng rất nguy hiểm bởi khả năng chịu nóng của trẻ rất kém, nếu quá nóng trẻ cũng rất dễ say nắng, đột quỵ.
Người lao động ngoài trời nắng dễ bị đột quỵ hơn
Tình trạng bị đột quỵ tại các khu đô thị, thành phố lớn diễn ra phổ biến và nhiều hơn với vùng nông thôn bởi ban ngày trời nắng, hơi nóng từ đường nhựa, nhà cao tầng, bê tông phả ra khiến nhiệt độ ở thành phố luôn cao hơn nông thôn.
Giải pháp phòng đột quỵ khi nắng nóng
Tốt nhất với những người mắc các bệnh đã kể trên vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời từ 32 độ trở lên hạn chế ra ngoài. Người mắc bệnh tim mạch nếu ở phòng điều hòa chỉ nên ở nheitej độ 27 độ c không nên chênh lệch quá với bên ngoài, không vượt quá 7 độ C.
Thường xuyên bổ sung nước, ăn rau canh, hoa quả mỗi ngày là giải pháp rất tốt phòng ngừa đột quỵ, nói không với rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Mùa hè không ủ ấm, mặc quá bí, luôn kiểm soát được nhiệt độ cơ thể mình. Nếu nước tiểu bị sẫm màu cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu nước, cần bổ sung nước ngay cho thể.
Trong nhà có người già, người từng có tiền sử đột quỵ hay đang mắc bệnh huyết áp, bệnh về mạch mãu, tiểu đường, xơ vữa động mạch... nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa, tập thể dục, ăn uống, dùng thuốc phòng ngừa. Hiện nay có rất nhiều bài thuốc phòng ngừa đột quỵ tai biến cho người gia như các bài thuốc từ An cung ngưu hoàng hoàn của Đồng Nhân Đường, An cung ngưu hoàng hoàn rùa vàng Hàn Quốc. Đây toàn bộ là những bài thuốc rất quý và bổ dưỡng, có tác dụng hữu hiệu đã được y học chứng minh.